Trong một email trao đổi về sự kiện, ngoài việc cần xem hồ sơ năng lực công ty, khách còn cần xem profile của đạo diễn. Thế là Team Apex gởi profile CEO cho khách. Lần khác, cuộc họp lần đầu giữa khách với công ty, khách cần gặp luôn đạo diễn để brief được kỹ càng, tránh tam sao thất bản. Và đó vẫn là Chị Lê Quỳnh Thư – CEO Apex. Lần khác nữa, đến cuộc họp thứ bao nhiêu không nhớ rõ về sự kiện sắp diễn ra, khách hỏi chị Thư rằng hôm nay đạo diễn có họp luôn không chị?
– “Có em, là chị đây”
– “Ủa tưởng chị điều hành công ty, chốt hợp đồng lớn thôi chớ, ra hiện trường chị cũng ra luôn sao?”
Vậy vừa làm CEO vừa làm Đạo diễn, điểm được và không được là gì? 

CEO là sứ mệnh. Đạo diễn là đam mê
Vài tháng nữa thôi, bước qua 2022 là chị tròn 10 năm kể từ ngày “ra riêng”. Có thể chị không giỏi kinh doanh, 1 lần té ngựa mất sạch, nhưng nhìn lại chị thấy mình “dày” lên đáng kể về độ lì lợm bởi biết bao thứ được khoác lên người. Loại sự kiện nào cũng kinh qua, khách hàng khó cỡ nào cũng chìu được, dự án phức tạp thế nào rồi cũng tìm được cách giải quyết. Tỷ lệ thắng thầu của Team Apex đều ở mức trên 40%. Chỉ tính 5 năm gần nhất sau lần ngã ngựa, một phân tích tài chính Team Apex gởi cũng làm chị nhìn lại và hạnh phúc: tốc độ tăng trưởng doanh thu luôn ở mức gần 100%, tức luôn gấp đôi năm trước – đương nhiên trừ 2 năm dịch bệnh nhưng chị vui vì vẫn nuôi được đội ngũ ổn định.

Khi ra hiện trường, chị thường dùng tư duy logic của một người điều hành để vận hành ekip chạy một sự kiện suôn sẻ. Logic trong phần cứng (hình thức) lẫn phần mềm (nội dung) của toàn sự kiện. Cộng thêm một đội ngũ bản lĩnh, phối hợp nhịp nhàng, hiểu ý, trách nhiệm, Apex luôn có một sự kiện hoàn hảo, chỉn chu – nhận xét mà tụi mình nhận được nhiều nhất ở khách hàng. Và đương nhiên, nếu chỉ như thế, thì làm gì sự kiện tạo được dấu ấn, chính sự nhạy cảm của con tim và cảm xúc của người làm nghệ thuật nên chị và ekip thổi được phần hồn đậm chất và sâu sắc trong từng thông điệp gởi gắm trong từng tiết mục biểu diễn, trong từng bài phát biểu, từng phần vinh danh, từng thước phim… và trọn vẹn chương trình. Làm CEO vừa làm đạo diễn là vậy, vừa dùng cái đầu vừa dùng con tim. Hiểu một cách sâu sắc khách hàng cần gì, người tham dự cần gì, tính cách riêng của sự kiện là gì, để đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng, đạt được hiệu quả cao nhất về nghệ thuật mà đặc biệt là về kinh phí.
Với nội bộ, ekip đã theo đuổi dự án từ thuở nằm nôi, đến khi thôi nôi thì hiểu nó đến mức mọi cử động của nó đều đọc được thông điệp. Chính vì vậy mà cũng có thể là cùng một cách vận hành về sự kiện, nhưng cách làm của tụi mình dường như mang tất cả tâm ý, hồn sắc vào từng đường nét nhỏ nhất của chương trình. Vì vậy mà, nếu chỉ là một ekip vận hành sự kiện ở khâu cuối cùng tại hiện trường, thì chắc chắn tính logic và cảm xúc không đạt được mức tối đa. Bởi vậy mà nhiều dự án khi khách nói có sẵn ý tưởng rồi, chỉ triển khai thôi, đó là chị lại sợ mình thật sự không yêu thương được dự án đó như chính mình sinh ra. Bởi vậy nên, mọi chuyện từ bếp núc hậu kì chị và ekip đều nắm rõ. Chị là CEO công ty và Apex là CEO từng dự án. Chị là Đạo diễn tổng thể và từng thành viên nhà Apex là Đạo diễn từng phần họ đang phụ trách. (Điều bởi vậy sau cùng), là tất cả mọi điều Apex tụi mình chia sẻ trong các khoá học, là từ kinh nghiệm chiến đấu thực tế máu xương của cả tập thể – những chuyên gia trong phần việc của chính mình.