Vừa qua, chị Lê Quỳnh Thư CEO Apex đã có buổi chia sẻ cùng chị Ngọc Huệ, Giám Đốc Quản trị chiến lược Nguồn nhân lực, Truyền Thông và Đối ngoại AEON Việt Nam và chị Vương Phi, Founder Phi&P. Với chủ đề LOOK BACK 2021, buổi Online Sharing đã mang đến cho các bạn những kỹ thuật & phương pháp “look back” của bộ ba nữ doanh nhân đầy tài năng. Trước thềm năm mới 2022, khi mỗi cá nhân, tổ chức đều tất bật với những kế hoạch cho năm mới thì việc dừng lại một chút để nhìn lại một năm đã qua là điều vô cùng cần thiết. Là những nữ doanh nhân giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức của mình, cả ba diễn giả đều đã và đang vận dụng thường xuyên những công thức thiết thực trong việc đánh giá kết quả hoạt động của chính mình sau một năm nhiều biến động. Hôm nay cùng Apex “look back” những điều thú vị trong Online Sharing “LOOK BACK 2021” vừa qua nhé.
Có thể thấy, mỗi chúng ta đều có những mục tiêu phát triển riêng, ẩn sau mỗi bước đi luôn có động lực lớn lao thôi thúc chúng ta tiến về phía trước và tất cả những giá trị mà bạn theo đuổi đều chi phối cách mà bạn hành động mỗi ngày. Mỗi người đều chọn cho mình một phương pháp khác nhau để nhìn lại một năm sắp sửa đi qua nhưng tựu trung lại để có được những công thức thực sự phù hợp, cả ba diễn giả đều đã lần lượt trả lời triệt để những câu hỏi WHAT – WHY – HOW?
WHAT?
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi chúng ta quyết định “Look back” một cách nghiêm túc chính là việc trả lời cho câu hỏi What? – Nhìn lại điều gì? Để trả lời cho câu hỏi này các bạn có thể sử dụng ELS Model (Element of life synergy) – Sự cộng hưởng giữa 8 giá trị nội tại và ngoại tại của cuộc sống. Mô hình này giúp chúng ta chia nhỏ những giá trị sống theo 2 khía cạnh:
Internal: Heart, Mind, Body, Spirit
External: Family,Career, Community, Finances
Bạn có thể đánh giá mức độ quan tâm và dành nhiều thời gian cho 8 giá trị ấy, nhìn vào kết quả bạn có thể thấy được giai đoạn vừa qua mình đã và đang làm tốt điều gì, còn điều gì cần phải dành nhiều sự quan tâm hơn. Mục đích cuối cùng là đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đang nỗ lực tìm cho mình câu trả lời “Làm thế nào để cân bằng?” giữa cuộc sống hối hả, vội vàng. Nói về điều này chị Lê Quỳnh Thư chia sẻ, cân bằng không phải việc chia đều thời gian cho cả 8 giá trị mà là chọn ra một vài giá trị mình thật sự quan tâm và dành nhiều thời gian cho chúng. Theo nguyên tắc của sự cân bằng, khi thời gian dành cho điều này tăng lên, chắc chắn thời gian dành cho những thứ khác phải giảm xuống. Vì thế, đừng cố gắng cân bằng tất cả mọi thứ mà hãy thật sự tập trung vào những giá trị mà mình lựa chọn. Giống như bánh xe cuộc đời, để đạt được trạng thái cân bằng hãy không ngừng vận động vì chỉ có khi mọi thứ chuyển động, cuộc sống mới dễ dàng đạt được trạng thái cân bằng.
WHY?
Một khi đã đánh giá mức độ quan tâm mà chúng ta dành cho những giá trị sống, lúc này hãy đặt ra câu hỏi “Tại sao lại có được những con số này?”, hay nói cách khác, ở bước này bạn cần đi sâu vào nội tâm của mình để hiểu rõ những giá trị mà bạn luôn theo đuổi. “Trao giá trị; Lí tưởng; Tri thức; Cân bằng; Hạnh phúc; Hiểu rõ, Học hỏi; Hành động” là những giá trị mà cả ba diễn giả đã chia sẻ. Đây là toàn bộ những điều mà Chị Thư, Chị Phi và Chị Huệ hướng đến trong một năm đầy biến động vừa qua.
HOW?
Hedgehoge Concept
Sau khi xác định được tất cả những điều trên, điều bạn cần là một phương pháp phù hợp để vận dụng. Chị Lê Quỳnh Thư đã chia sẻ đến mọi người phương pháp mà chị áp dụng để đánh giá kết quả hoạt động: Hedgehoge Concept (Thuyết con nhím) bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp giữa một con nhím với một con cáo. Con cáo tuy ma mãnh, hiểu biết rộng, nhưng suy nghĩ lại hay bị phân tán. Chú nhím tuy chậm chạp nhưng lại hiểu rõ nhất về thế mạnh của nó. Thế là hết lần này đến lần khác, cáo bị nhím đánh bại, thân hình chi chít những cái gai. Câu chuyện ngụ ngôn trên nhằm thể hiện một thực tế đó là, hãy tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta có lợi thế cạnh tranh, và giành nhiều khả năng chiến thắng hơn. Thuyết con nhím trở nên phổ biến từ năm 2001, khi được Jim Collins phát triển hoàn thiện trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” – 1 trong 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Thuyết con nhím dựa trên sự hội tụ của ba yếu tố: Thứ mình thích, thứ mình giỏi và thứ xã hội cần. Điểm giao thoa giữa ba yếu tố này sẽ là công việc lí tưởng của bạn. Phương pháp này giúp bạn đánh giá hoạt động của mình dựa trên yếu tố đam mê, năng lực và kinh tế. Bên cạnh Lí thuyết con nhím, chị Huệ và chị Phi cũng đã chia sẻ những công thức mà mình áp dụng.
RISKS MODEL
Reduce
Inscrease
Start
Keep
Stop
Ở công thức này các bạn sẽ xác định đâu là những yếu tố mình cần giảm xuống, tăng lên, bắt đầu, giữ nguyên hay dừng lại.
PMI CONCEPT
Plus
Minus
Interesting
Với công thức PMI, bạn sẽ xác định những điều bạn đã và đang làm tốt, cần tiếp tục duy trì (Plus); những điều bạn cần loại bỏ, giảm tần suất (Minus) và những điều bạn làm bằng tất cả đam mê (Interesting)
Mỗi công thức đều có những ưu điểm riêng giúp bạn đánh giá kết quả một cách dễ dàng hơn. Hy vọng với những chia sẻ của ba diễn giả, các bạn có thể chọn ra những công cụ thích hợp nhất để look back 2021 một cách hiệu quả, tạo tiền đề giúp bạn vẽ ra bức tranh 2022 với những giá trị mới cùng những bước tiến mới.