Concert là loại hình sự kiện âm nhạc quy mô lớn của các nghệ sĩ nổi tiếng đặc biệt là những nghệ sĩ Âu Mỹ, Hàn Quốc… Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, concert của các nghệ sĩ Việt Nam cũng dần nở rộ với sự đầu tư vô cùng hoành tráng và ấn tượng. Điển hình như Concert “Chân trời rực rỡ” của ca sĩ Hà Anh Tuấn, “Yên” của ca sĩ Hoàng Dũng đến những concert quy tụ đông đảo các ca sĩ trẻ thu hút sự tham gia của hàng nghìn khán giả như Concert “Những thành phố mơ màng”, “Thơm Festival”… Đặc biệt, những concert mang tầm quốc tế cũng dần lựa chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo như “Born Pink World Tour” của nhóm nhạc nữ đình đám BlackPink sắp đổ bộ vào tháng 7 này.
Không chỉ mang tới một không gian âm nhạc bùng nổ, các concert còn có sự đầu tư ấn tượng về mặt ý tưởng, câu chuyện cho đến các trang thiết bị phục vụ cho chương trình. Đối với Fan hâm mộ của các nghệ sĩ, những người yêu nhạc thì đây là một món quà có ý nghĩa to lớn, giúp họ có được những trải nghiệm tuyệt vời khi có thể đắm chìm trong không gian âm nhạc yêu thích khi cũng có thể nhìn thấy thần tượng của mình “bằng da bằng thịt”. Vậy người làm sự kiện khi tham gia các concert thì sao? Họ sẽ nhìn thấy gì và cảm nhận thế nào khi tham gia concert? Góc nhìn của người làm sự kiện có gì đặc biệt hơn không? Hãy cùng Apex tìm lời giải đáp nhé!
Sẵn sàng “bay” cùng hàng ngàn ý tưởng mới lạ
Hiện nay các concert không chỉ đơn thuần mở ra một không gian âm nhạc trực tiếp mà đã chú trọng hơn vào việc mang đến một chương trình nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức ngày càng nâng cao của khán giả. Do đó, những chương trình này có sự đầu tư về cả phần cứng là các thiết bị cho đến phần mềm là câu chuyện, là ý tưởng.
Người làm sự kiện khi tham dự Concert sẽ có phần nghiêm túc hơn khi chú ý kỹ vào concept, màu sắc, key visual cùng những công nghệ mới nhất
Nguồn ảnh: Internet
Nếu khán giả có thể thoải mái hòa mình vào không khí của sự kiện và đến với tâm thế thưởng thức thì “dân event” lại có phần nghiêm túc hơn khi chú ý kỹ vào concept, màu sắc, key visual, đặc biệt là những công nghệ mới được áp dụng hay thậm chí là quan tâm đến thương hiệu của chiếc loa hay chiếc đèn được đặt trên sân khấu. Đây có thể gọi là “bệnh nghề nghiệp” nhưng chính điều này là chất xúc tác tốt nhất để vùng sáng tạo của họ được mở mang và có thể ứng dụng ngay vào công việc mà mình đang theo đuổi.
Thị lực 11/10 khi bước vào không gian sự kiện
“Soi” cũng là một trong những “triệu chứng” trong căn bệnh nghề nghiệp của người làm sự kiện. Họ vốn được xem là vị khán giả khó tính của những sự kiện bởi sự chú ý tiểu tiết vốn có, song, họ cũng có khả năng quan sát tổng thể và dễ dàng chỉ điểm những lỗi hiện diện. Đặc biệt hơn ở người làm sự kiện, là cũng có thể nghĩ tới ngay giải pháp khắc phục khi nhìn thấy lỗi.
“Soi” cũng là một trong những “triệu chứng” trong căn bệnh nghề nghiệp của người làm sự kiện
Nguồn ảnh: Internet
Không ngoa khi nói rằng, người làm sự kiện chính là những vị khán giả khó tính. Nhưng thật ra, cho dù đôi lúc hơi khắt khe với những tiểu tiết, người làm sự kiện luôn mang tinh thần học hỏi và tương trợ cao. Thế nên, họ thường sẵn sàng hỗ trợ, đề xuất các giải pháp tốt nhất cho đồng nghiệp của mình. Từ đó, “cẩm nang nghề sự kiện” của họ càng đong đầy và thú vị hơn, giúp sự kiện hạn chế tối đa những lỗi sai và chương trình được diễn ra thật trọn vẹn.
“Nhạy” hơn trước những rủi ro
Những sự cố không may xảy ra luôn là điều khiến người làm sự kiện “đau đầu”, đặc biệt trong các concert, những sự cố như thời tiết, đường truyền, sóng âm thanh, sàn diễn trơn trượt hay nghiêm trọng hơn là khi số lượng khán giả quá đông, sẽ tồn tại khả năng xảy ra xô xát, chen lấn hay thậm chí, là ngất xỉu. Tất cả những rủi ro có thể xảy ra, bắt buộc người làm sự kiện phải dự tính phương án khắc phục ngay trước sự kiện.
Bằng cách quan sát từ thực tế, đặt mình ở vị trí khán giả và chú ý kỹ đến tâm lý của chính mình khi tham gia sự kiện, là cách người làm sự kiện biết được những rủi ro nhỏ nhất và tìm cách khắc phục
Nguồn ảnh: Internet
Và cũng bằng cách quan sát từ thực tế, đặt mình ở vị trí khán giả và chú ý kỹ đến tâm lý của chính mình khi tham gia sự kiện, cũng là cách người làm sự kiện biết được những rủi ro nhỏ nhất, thực tế nhất và tìm cách khắc phục. Bởi với Apex, từ khóa “an toàn” luôn là một trong những sự ưu tiên hàng đầu khi tổ chức sự kiện. Mà với Apex, sự an toàn ở đây không chỉ là an toàn về con người mà còn là sự an toàn, đảm bảo mọi chi tiết, mọi khoảnh khắc đều được diễn ra một cách trọn vẹn và chỉn chu.
Thấu hiểu khách tham dự hơn khi tự mình trải nghiệm
Với vai trò là người tham dự, người làm sự kiện sẽ có thể hiểu tâm lý của khán giả một cách sát sao hơn. Bởi khi đóng vai trò là người tham dự, chúng ta hiểu rõ được những mong muốn của khán giả dành cho ekip tổ chức và chương trình, vẫn hiệu quả hơn là suy đoán từ phía ngược lại. Từ đó, người làm sự kiện có thể cải thiện được khâu vận hành tổ chức của mình, đáp ứng được sự mong muốn của khách tham gia.
Cũng với Apex, mục tiêu lớn hơn cả việc tổ chức thành công một sự kiện trọn vẹn, chính là khiến sự kiện in sâu trong tâm trí người tham dự lâu nhất có thể. Do đó, trải nghiệm của người tham dự vẫn luôn là ưu tiên cao nhất mà người làm sự kiện hướng đến.
Khi ở vai trò người tham dự, người làm sự kiện có thể thấu hiểu khách hàng hơn và từ đó mang đến những trải nghiệm tốt hơn
Nguồn ảnh: Internet