Sếp: Gửi gấp cho chị KV của sự kiện X nha em!
Newbie: Dạ chị (… nhưng bật mood hoang mang, mở google search, đợi sếp đi khỏi quay qua bên cạnh hỏi liền)
Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái hoang mang khi nhận được yêu cầu từ sếp hay đồng nghiệp và phải tra ngay google một từ khóa nào đó chưa? Bên cạnh những điều thú vị thường được nhắc đến, ngành sáng tạo nói chung và ngành sự kiện nói riêng còn được biết đến là những ngành có nhịp độ công việc gần như biến chuyển theo từng ngày. Vì thế, yêu cầu về việc trao đổi cũng cần phải tinh gọn, nhanh chóng nhưng phải thật chính xác. Vậy nên, nếu hiểu rõ được những thuật ngữ đặc biệt của ngành, sẽ giúp bạn hiểu và hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành sự kiện, chắc chắn không thể bỏ qua những thuật ngữ thông dụng này. Cùng Apex tìm hiểu ngay một số thuật ngữ ngành sự kiện sau đây nhé!
KV (Key Visual)
Là hình ảnh chủ đạo ẩn chứa thông điệp chính của sự kiện. Hình ảnh này được tạo ra dựa trên những sáng tạo từ concept, ý nghĩa của sự kiện cùng với đặc điểm của thương hiệu. Tất cả những thông điệp quan trọng nhất của câu chuyện sự kiện sẽ được Planner và Designer gửi gắm thông qua những hình ảnh, màu sắc trên tác phẩm ấy.
Key visual trong Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Transimex là một trong những Key visual mà Apex tâm đắc nhất
(Mách nhỏ số 1) Các chương trình mà Apex thực hiện không chỉ có một key visual chính, mà đôi khi là một bộ key visual, gồm 1 cái chính và nhiều cái phụ khác. Apex hiểu rằng những mảnh ghép dù nhỏ đến đâu cũng phải thật chỉn chu mới có thể tạo nên bức tranh sự kiện hoàn mỹ.
RHS (Rehearsal)
Là buổi tổng duyệt toàn bộ chương trình trước khi sự kiện chính thức được diễn ra. Buổi tổng duyệt sẽ giúp người làm sự kiện hình dung rõ nét mạch chương trình, song, cũng giúp ekip kịp thời nhận ra những lỗi hiện có trong chương trình và tìm cách khắc phục. Vì thế, rehearsal là một mảnh ghép quan trọng giúp cho bức tranh sự kiện được trọn vẹn và hoàn hảo nhất có thể.
Rehearsal là một mảnh ghép quan trọng giúp cho bức tranh sự kiện được trọn vẹn và hoàn hảo
(Mách nhỏ số 2) Apex luôn có nhiều hơn một buổi tổng duyệt để đảm bảo mọi hạng mục luôn trong trạng thái “ready” trước giờ G, gồm tổng duyệt riêng với MC, tổng duyệt với khách hàng tại công ty họ, tổng duyệt nội bộ Apex, và tổng duyệt toàn bộ trước sự kiện.
MCs (MC Script)
Là kịch bản dẫn chương trình dành riêng cho MC trong các sự kiện. MC Script cũng được ngầm hiểu như một “cuốn truyện ngắn” của chương trình, và MC chính là người dẫn dắt toàn bộ câu chuyện ấy. Kịch bản MC càng chi tiết, rõ ràng, truyền tải đầy đủ những thông tin quan trọng không chỉ giúp MC hiểu được vai trò của mình trong sự kiện mà còn để lại dấu ấn rõ nét cho khách tham dự, kể cả sau khi chương trình khép lại.
Apex thường được các MC chuyên nghiệp đánh giá rất cao về MC Script
(Mách nhỏ số 3) Apex thường được các MC chuyên nghiệp đánh giá rất cao về MC Script. Cách ngắt dòng, sang trang, đánh số, song ngữ, bìa MC có thiết kế KV của chương trình.
PIC (Person In Charge)
Được hiểu là người chịu trách nhiệm chính của một phần việc nào đó trong sự kiện. Trước mỗi sự kiện, ekip tổ chức luôn cần chuẩn bị bảng phân công vị trí cụ thể cho nhân sự trong sự kiện. Bảng phân công này không chỉ giúp quy trình làm việc được chuyên môn hóa mà còn giúp cho đội ngũ tổ chức kiểm soát được từng chi tiết nhỏ trong sự kiện, giúp mỗi hạng mục được quản lý chặt chẽ và hoàn thành trọn vẹn.
Những vị trí được coi là nhẹ nhàng nhất trong đội ngũ vận hành sự kiện nhưng lại có vai trò cực kỳ lớn lao
(Mách nhỏ số 4) Trong bản phân công của Apex đôi khi có những vị trí tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó có thể là nhiệm vụ tắt mở đèn trước khi một video được chiếu và sau khi video kết thúc, là nhiệm vụ điều phối MC ra sân khấu đúng thời khắc đếm ngược kết thúc hay là việc đưa chân MIC ra sân khấu cho phần phát biểu… Có vẻ như đây là những vị trí nhẹ nhàng nhất trong đội ngũ vận hành sự kiện nhưng vai trò của họ thì vô cùng lớn, vì chỉ cần lệch đi một giây thôi thì chương trình đã không còn được vẹn tròn.
PPS (Proposal)
Là bản đề xuất ý tưởng mà Agency xây dựng cho một sự kiện. Bản đề xuất này sẽ bao gồm những thông tin phân tích về nhu cầu của khách hàng, về thị trường chung, từ đó làm cơ sở để xây dựng concept, khung kịch bản, những tiết mục diễn ra trong chương trình cùng những khoảnh khắc cần có trong sự kiện. Một bản Proposal chi tiết, sát với yêu cầu và nhu cầu của khách hàng, sẽ giúp khách hàng thêm phần yên tâm khi có thể hình dung được sự kiện sẽ diễn ra như thế nào trên thực tế.
Để có được một Proposal chất lượng, đội ngũ Apex không chỉ trải qua nhiều buổi brainstorm nội bộ mà còn là cả một khoảng thời gian nghiên cứu