“Màu áo đen của người làm sự kiện cũng là vì vậy. Để chìm vào không gian. Và để những thứ khác phát sáng.”
Được ví von là “những chiến binh áo đen”, hình ảnh người làm sự kiện trong sắc áo ấy dường như đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với rất nhiều người. Người làm sự kiện thường được ngưỡng mộ vì phong thái chuyên nghiệp, “cool ngầu”, uyển chuyển trong từng thao tác, từng bước chân. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao màu áo này luôn gắn liền với người làm sự kiện? Phải chăng trang phục ấy chỉ để giúp họ trông “ngầu” hơn? Hãy cùng Apex tìm hiểu rõ những lý do ấy qua bài viết dưới đây nhé!
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Trang phục phù hợp là một trong những cách thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của người chạy sự kiện. Bạn hãy thử tưởng tượng một event mà không thể phân biệt đâu là ekip đâu là khách tham dự, chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy “bối rối” khi có bất kỳ vấn đề cần trợ giúp trong sự kiện. Vậy nên, sự đồng bộ trong trang phục cũng thể hiện được sự đầu tư chỉn chu của một sự kiện nói chung và một đội ngũ vận hành nói riêng.
Trang phục phù hợp là một trong những cách thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của người chạy sự kiện
Sắc đen còn được người làm sự kiện ưu ái bởi là màu sắc mang ý nghĩa của sự tin cậy, kiên định và nghiêm túc. Vì tính khắc nghiệt của tác phẩm sự kiện chính là “chỉ diễn ra một lần và không có cơ hội lập lại” nên mỗi khi khoác lên mình màu áo ấy, đội ngũ sự kiện chúng mình có thêm một lần ghi nhớ về sự uy tín, trách nhiệm của mình đối với khách hàng, giúp chúng mình có thêm động lực đặt toàn tâm ý vào từng giây vận hành tại sự kiện.
Thuận tiện cho công việc
Không phải ngẫu nhiên mà màu áo đen lại được lựa chọn thành màu áo dành riêng cho nghề sự kiện.
Với tính chất công việc luôn đứng sau những hào quang lấp lánh của sân khấu, màu áo đen sẽ giúp đội ngũ chạy sự kiện có thể để đảm bảo không quá nổi bật sau sân khấu mà lại thoải mái hoạt động xuyên suốt chương trình. Màu áo ấy giúp cho người làm sự kiện có thể “ẩn mình” trong bóng tối, giúp người tham dự có thể tập trung hoàn toàn vào câu chuyện sự kiện và có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Màu áo đen sẽ giúp đội ngũ chạy sự kiện có thể để đảm bảo không quá nổi bật sau sân khấu mà lại thoải mái hoạt động xuyên suốt chương trình
Không chỉ thế, một khi đã on-site, người làm sự kiện cần phải sẵn sàng lăn xả trên mọi mặt trận để đảm bảo mọi thứ thật chỉn chu trước giờ G. Do đó, màu chiếc áo tối màu cũng giúp chúng mình tự tin “lăn xả” hơn mà không e ngại bụi bẩn sau cả ngày dài.
Nhận ra đồng đội một cách dễ dàng
Sự kiện chính là dịp hội ngộ, quy tụ đông đảo khách tham gia. Tùy vào tính chất và quy mô, có những sự kiện số người tham dự lên đến hàng nghìn người, ví dụ như sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM mỗi năm mà đội ngũ Apex mình vận hành. Thế nên, trong những sự kiện đông người như thế, màu áo đen cùng với logo ekip sẽ giúp người làm sự kiện có thể nhận ra đồng đội của mình một cách dễ dàng hơn.
Màu áo đen cùng với logo ekip sẽ giúp người làm sự kiện có thể nhận ra đồng đội của mình một cách dễ dàng hơn
Với ưu điểm ấy, khi có bất kỳ một vấn đề nào cần sự giúp đỡ họ sẽ nhanh chóng tìm thấy người cộng sự của mình, giúp cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, đảm bảo sự vẹn trọn cho tác phẩm sự kiện.
Trên đây là những lý do khiến màu áo đen trở thành “signature” của người làm sự kiện, khiến họ trông chuyên nghiệp hơn, linh hoạt hơn và tạo nên những dấu ấn đặc biệt hơn trên hành trình sự kiện. Còn bạn, bạn còn biết lý do nào khiến người làm sự kiện gắn liền với màu áo đen hay không? Comment ngay bên dưới bài post này cho Apex biết với nhé!